Tóc hư tổn phải làm sao?

Tóc hư tổn có rất nhiều nguyên nhân, xong dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì đều hướng đến mục đích cải thiện. Vậy làm sao để cải thiện được một mái tóc hư tổn và khiến nó trở nên suôn mượt, chắc khoẻ?

Tóc hư tổn phải làm sao?

Trên thực tế, tóc hư tổn là tình trạng chung của hầu hết mọi người không phân biệt giới tính. Dù là nam hay nữ thì tóc cũng sẽ đều bị hư tổn bởi những nguyên nhân na ná giống nhau. Chính vì lẽ đó mà việc xử lí, cải thiện tóc hư tổn cũng có thể thực hiện tương tự.

Tuy nhiên, giữa bao la những thông tin chưa được kiểm tra kĩ lưỡng về tính xác thực và tính khoa học như hiện nay thì rất khó để bạn đọc có thể tìm ra phương pháp thích hợp cho mình. Vì lẽ đó cho nên toc.vn đã thực hiện hỗ trợ cho các bạn một bài viết để các bạn có phương pháp xử lý tóc hư tổn một cách phù hợp, xác đáng nhất.

Tóc hư tổn là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu cách xử lý tóc hư tổn thì các bạn cần tìm hiều về chính mái tóc của mình để nhận diện được độ hư tổn của tóc. Theo đó, tóc hư tổn là tóc bị sai lệch về cấu trúc, chất dinh dưỡng và độ chắc khoẻ của tóc không được như ban đầu, kèm theo đó là tình trạng tóc khô xơ, dễ rối và chẻ ngọn. Với một số người, tóc có thể bị bạc màu mà người ta vẫn thường hay gọi là “cháy nắng”.

Nguyên nhân khiến cho tóc hư tổn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho tóc hư tổn. Xong, nguyên nhân phổ biến mà nhiều người gặp phải nhất đó là do sử dụng các loại hoá mỹ phẩm định dạng tóc và không có chế độ bảo vệ, chăm sóc hiệu quả cho tóc. Tiêu biểu cho những nguyên nhân này có thể kể đến đó là thực hiện các phương pháp uốn, duỗi, nhuộm quá thường xuyên, tạo kiểu tóc dựa trên các dụng cụ sử dụng nhiệt, không đội mũ, nón và tránh nắng cho tóc….

Cách xử lý tóc hư tổn.

Đối với tóc hư tổn nói chung và tóc khô xơ, chẻ ngọn nói riêng thì việc xử lý tóc không chỉ đơn thuần là cắt bỏ đi phần tóc đó, mà đó là cả một quá trình với các biện pháp chăm sóc, cải thiện cụ thể. Có như thế, tóc mới có đủ chất dinh dưỡng và khả năng để chống lại những tác động của tự nhiên và con người sau này. Cụ thể cách xử lý như thế nào, các bạn hãy tham khảo thông qua những mục nhỏ dưới đây.

Cắt bỏ đi phần đuôi tóc hư tổn nặng

Tóc hư tổn phải làm sao?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về tóc thì phần tóc mọc ra khỏi da đầu được coi là phần tóc chết. Thế nên, việc hấp thụ dưỡng chất của nó là không đáng kể. Một khi phần tóc chết này hư tổn, việc đầu tiên bạn cần làm là cắt bỏ nó. Bởi với tình trạng hư tổn vốn có, việc chăm sóc lên phần tóc ấy sẽ khó có thể cải thiện được chất lượng tóc, trong khi đó chi phí cũng như thời gian, công sức lại phải “đội” lên khá nhiều.

Đắp mặt nạ cho tóc

Sau khi bạn đã cắt bỏ đi phần đuôi tóc hư tổn nặng nhất thì bạn cần chăm sóc những phần tóc còn lại để lấy lại sự chắc khoẻ cho mái tóc của mình. Khi này, áp dụng các loại mặt nạ cho tóc là điều cần thực hiện đầu tiên và đều đặn nhất. Với tóc hư tổn, bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ như mặt nạ bơ, mặt nạ sữa chua hay mặt nạ trứng gà. Những loại mặt nạ này sẽ cung cấp dưỡng chất cho cả phần tóc vốn có lẫn các nang tóc ở bên dưới da đầu. Nhờ đó, tóc của bạn cũng sẽ nhanh chóng được thay bằng một lớp tóc mới mềm mượt và chắc khoẻ hơn.

Ngưng sử dụng thuốc uốn, duỗi, nhuộm

Trong thời gian điều trị tóc hư tổn, hoá chất định dạng tóc là thứ mà bạn không nên đụng vào. Vì hầu hết, những sản phẩm này đều được tạo thành từ hoá chất. Do đó, việc sử dụng nó sẽ khiến cho tóc ngày một hư tổn nhiều và nặng hơn thôi. Trong trường hợp sau khi tóc bạn đã lấy lại được độ bóng đẹp, suôn mượt và chắc khoẻ như bạn đầu thì bạn vẫn nên tuân thủ thời gian làm tóc cách nhau tối thiểu là 6 tháng giữa các lần.

Tránh nắng

Tóc hư tổn phải làm sao?

Ánh nắng là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tóc của bạn. Do đó, nếu muốn bảo vệ mái tóc của mình, trước tiên bạn cần tránh nắng cho nó. Hãy luôn mang theo mũ, nón hoặc ô mỗi khi ra đường, ngoài ra, bạn cũng nên ủ tóc bên trong áo khoác để tránh gió… bởi gió sẽ khiến tóc bạn dễ rối và dễ gãy rụng, khô hơn. Đặc biệt nên hạn chế ra đường vào buổi chiều từ sau 15h vì đây là thời gian tia UV mạnh nhất, nó có thể gây hại cho da và tóc.

Từ bỏ những thói quen xấu

Những thói quen tưởng chừng như vô hại như sấy tóc với máy sấy có nhiệt độ lớn, cột tóc quá chặt, sử dụng dầu gội có độ tẩy mạnh, cào mạnh da đầu mỗi khi gội cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất tóc của bạn. Chính vì thế, hãy từ bỏ tất cả những thói quen này và thay vào đó bằng những thói quen có lợi hơn cho mái tóc như sử dụng dầu gội, dầu xả tự nhiên và mang tính dược liệu, hay dưỡng ẩm cho tóc bằng dầu dừa….

Với những phương pháp xử lý cơ bản như thế này, mái tóc hư tổn của bạn sẽ được cải thiện nhanh và hiệu quả nhất có thể. Chúc các bạn thành công và sớm lấy lại được mái tóc suôn mượt ưng ý nhất.